KỸ Năng Cho Du Học Sinh Hàn

Kỹ năng cho du học sinh Hàn

0
2454

KỸ Năng Cho Du Học Sinh Hàn

Cuộc sống bên Hàn Quốc như: ktx, ăn uống, phương tiện đi lại, du lịch,… luôn luôn được các bạn du học sinh quan tâm. Bài viết dưới đây giúp các bạn du học sinh có thêm những kiên thức cơ bản về đời sống du học sinh Hàn Quốc.

  1. Ký túc xá:

Tuỳ từng Trường mà có KTX hay không có KTX cho sinh viên quốc tế. Cụ thể: Ở Seoul  do diện tích hạn chế nên các Trường phần đa không có KTX trong khuôn viên của Trường, nếu có thì chỉ một số lượng ít, tuy nhiên chỉ ưu tiên cho sinh viên khoá mới đến học ở từ 3-6 tháng. Còn lại ở các khu vực Thành phố khác thì diện tích các Trường rộng rãi, KTX nằm trong khuôn viên tại Trường.

Ký túc xá đại học Sejong

–  Trường ĐH Sangmyong, Dongguk, Seoul: Sinh viên phải ở ngoài.

–  Trường ĐH Korea, Sejong: Có kỳ được ở KTX của Trường từ 3-6 tháng, có kỳ Trường bố trí bên ngoài.

–  Các Trường ngoài Seoul: đều có KTX trong trường.

+ Việc chuẩn bị chỗ ở cho DHS trước khi sang là do: Trường hoặc đại diện ICO tại Hàn Quốc.

+ Thường thì sinh viên sẽ nộp trước cho nhà Trường, hoặc đại diện trường tiền thuê KTX 3, 6 tháng, 1 năm, sau đó sinh viên có quyền quyết định ở tiếp hay chuyển chỗ ở.

+ Về giá: Ở Seoul giá KTX sẽ cao hơn ở các TP khác, tuy nhiên KTX trong trường có thể đắt hơn việc thuê phòng bên ngoài. Mức gia trung bình KTX : 150- 300 USD/ 1 người/1 phòng/ 1 tháng tuỳ theo điều kiện tiện nghi và số người ở.

+ Theo yêu cầu của các Trường là khi DHS nhập học, nếu nhà Trường có KTX thì sẽ phải ở KTX của Trường từ 3-6 tháng đầu tiên để đảm bảo an ninh và chất lượng quản lý sinh viên.

+ Các thiết bị KTX: Tuỳ từng nơi, từng trường, từng loại phòng, từng loại giá mà phòng ở có các thiết bị khác nhau. Tuy nhiên co bản sẽ có: Gường, tủ quần áo, lò sưởi, thiết bị điện, nước. Còn các loại khác như: điều hoà, tủ lạnh, lò vi sóng, ti vi công cộng, máy giặt công cộng, wifi …thì tuỳ theo từng nơi.

+ Việc nộp tiền KTX cho Trường phần đa được thực hiện khi có giấy báo nộp tiền học phí, khi có visa hoặc mang sang nộp. Thời gian nộp trước từ 3 tháng đến 1 năm tuỳ từng Trường.

      *Lưu ý:

– Khi DHS sang cần phải xác định trước là KTX sẽ không thể tiện nghi như mình nghĩ, khi sang nếu thiếu cái gì, chưa vừa lòng cái gì coi như mọi thứ là nhỏ, cái nào không quan trọng có thể bỏ qua, cái nào cần phải tự khắc phục, nhờ người đi trước ở bên cạnh giải thích quy đinh và hỗ trợ, trao đổi với người quản lý KTX để có phương án để xử lý. Trường hợp không xử lý được thì sẽ trao đổi về với Công ty để hỗ trợ xử lý. Tránh hiện tượng gọi điện về cho gia đình để phản ánh, trong khi đó gia đình ở nhà không hiểu nghĩ mọi chuyện rất lớn dẫn đến lo âu mà không giải quyết được gì.

– Nếu DHS trước khi nhập học mà có nguyện vọng ở ngoài mà không theo sự sắp xếp của nhà Trường thì phải liên hệ với công ty, sau đó công ty trao đổi với nhà Trường. Khi nhà Trường đồng ý thì mới chính thức được phép thực hiện. Nếu DHS không nghe theo sự chỉ định của nhà Trường thì  DHS sẽ không được phép nhập học nữa.

  1. Ăn uống:

– DHS có thể tự nấu hoặc ăn ở căng tin KTX. Tuy nhiên quy định cho DHS tự nấu ăn hay không là do từng trường.

– Giá 1 bữa ăn ở căng tin trong trường từ 2- 2,5 USD/ 1bữa tương đương 40.000 – 50.000 đồng/1 bữa. DHS được lựa chọn theo sở thích.

– Nếu được phép nấu ăn, DHS tự nấu ăn sẽ phù hợp với khẩu vị của người Việt Nam, thực phẩm bên Hàn Quốc đa dạng, giống ở Việt Nam nên việc mua sắm và chế biến rất dễ dàng.

Một góc căng tin của trường đại học Hàn Quốc

*Lưu ý:

     – Trước khi sang DHS nên chuẩn bị gạo, mỳ tôm, mỳ gạo trắng các loại đồ khô như lạc, vừng, ruốc, giò lụa, cá mắm, gừng, bột canh, bộ ngọt, hồ tiêu,….để có thể chế biên ngay nếu chưa quen thức ăn Hàn Quốc.

     – Có thể mang thêm một số loại thực phẩm ăn sẵn như: Lương khô, các loại bánh…để trong quá trình di chuyển có thể sử dụng mà không phải mua, vừa thuận thiện, vừa có thể chống” đói” nếu không ăn được món Hàn.

     – Sau khi sang đó nên hạn chế tụ tập ăn uống ở các quán Hàn Quốc vì chi phí cho mỗi một bữa tiệc rẻ cũng mất 1,5-2 tiền triệu Việt Nam cho 1 lần.

  1. Phương tiện đi lại.

     DHS sẽ đi lại bằng các phương tiện như: xe đạp, xe bus, tàu điện. Tuy nhiên tuỳ vào việc di chuyển đến đâu, phục vụ cho việc gì thì DHS có thể cân nhắc các phương tiện nêu trên.

Tàu điện ngầm tại Hàn Quốc

 – Xe đạp: DHS có thể mua để sử dụng đi quanh trường hoặc khu vực mình sinh sống.

– Xe bus hoặc tàu điện: đi học (nếu ở xa trường), để mình đi làm thêm hoặc đi việc khác. Bên Hàn Quốc các phương tiện công cộng phí đi tương đối rẻ, đều được dùng bằng thẻ thanh toán (quẹt) nên rất thuận lợi.

– Taxi: Được dùng vào trường hợp đột xuất, phí tính theo phút mà không tính theo km, giá tương đương với Việt Nam. Tuy nhiên nếu đi xa có thể thương lượng giá cả chuyến.

     *Lưu ý: Nếu DHS đi lại trong phạm vi bán kính dưới 1,5 km thì nên đi bộ vừa rèn luyện sức khoẻ, vừa tiết kiệm chi phí.

  1. Về thăm nhà, du lịch.

– Về thăm nhà:

+ DHS có thể căn cứ vào lịch nghỉ hằng năm của Trường mà lên kế hoạch về thăm nhà từ 1-2 tuần. Khi đó sẽ đặt vé máy bay giá rẻ như: Vietjet, Vietnam airline thì giá vé cả đi lẫn về chỉ còn dưới 10 triệu đồng. Giá vé sẽ phụ thuộc vào việc đặt sớm hay muộn. Nhiều DHS đã săn vé từ nhiều tháng trước hoặc chọn vào giờ vàng thì có thể chỉ còn 4-5 triệu cho cả đi lẫn về.

+ Khi về lưu ý khi trình hộ chiếu ở Hải Quan Hàn Quốc và Việt Nam tại sân bay, phải khai là tôi về nhà thăm nhà rồi lại sang học tiếp mà không phải về hẳn. Nếu không sẽ không được quay lại được nữa.

+ Hạn chế việc về thăm nhà nếu không thực sự cần thiết vì nó ảnh hưởng đến việc học, gián đoạn đến việc làm, ảnh hưởng đến thu nhập hàng tháng, uy tín của mình với ông chủ.

– Việc đi du lịch:

+ Nhiều trường tổ chức cho DHS có cơ hội đi ngoại khoá hàng năm bằng việc đi tham quan du lịch.

+  DHS có thể tự lên kế hoạch đi du lịch hằng năm để đi những chỗ nổi tiếng của Hàn Quốc, vừa được trải nghiệm vừa có thêm kiến thức về đất nước Hàn Quốc. Kinh phí lấy từ việc tiết kiệm từ các khoản thu nhập hàng tháng tự đi chi phí cũng không quá tốn kém.

+  Khi đi nên mang giấy tờ tuỳ thân để tránh gặp rắc rối.

Khung cảnh đầy lãng mạn tại đảo Nami – Hàn Quốc

  1. Mua sắm:

– Trước khi sang:

    + Quần áo, giầu dép: Mua vừa đủ, nên mua áo rét long vũ để có thể chịu được mùa đông lạnh giá.

   + Điện thoại: Sang bên Hàn vẫn có thể sử dụng điện thoại Smart Phone như ở Việt Nam: nên nếu có rồi thì không phải mua.

    + Laptop: Ở Việt Nam rẻ hơn nên mua mới trước khi sang.

    + Đồ điện: Có thể mang ổ cắm, rắc cắm điện tròn. Nếu rắc cắm là dẹt phải mua rắc chuyển đổi (loại nhỏ) từ dẹt thành tròn vì bên Hàn Quốc là sử dụng lỗ tròn, phích cắm sẽ cắm thụt vào trong ổ cắm.

– Sau khi sang:

+ Hạn chế mua sắm nếu không thực sự cần thiết vì quy theo tiền Việt giá sẽ cao, còn quy theo tiền Hàn và thu nhập bên đó thì lại rẻ. Tuy nhiên cũng nên tiết kiệm, nếu nhà gửi sang thì càng tốt.

+ Nếu muốn mua điện thoại, laptop Hàn Quốc thì có thể ra hiệu đồ cũ giá rất rẻ lại mới.

+ Bên Hàn cũng có nhiều đồ rẻ giống như ở Việt Nam: đồ nội địa, đồ Trung Quốc nên khi mua sắm cũng phải kiểm tra kỹ.

 

  • Liên hệ:
  • CÔNG TY CỔ PHẦN GIÁO DỤC 2T 
  • Hồ sơ ứng tuyển trực tiếp đến địa chỉ: Số nhà A18, 252 Lương Thế Vinh, Phường Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội. Điện thoại liên hệ: 024 36409888. ĐTDĐ: 093 6066286. / 0915 095 800 / 0913 22 9393 ./ Skype: thachnv  / http://2te.vn